Phân biệt các loại ápxe quanh hậu môn qua triệu chứng

Ngày đăng: Thứ Tư, 19/06/2017 09:06

  Áp – xe quanh hậu môn có rất nhiều loại khác nhau với những triệu chứng bệnh không giống nhau và phương pháp hỗ trợ điều trị cũng tùy thuộc vào loại áp - xe hậu môn đó là gì. Nhằm giúp bệnh nhân hiểu hơn về các loại áp - xe hậu môn, dưới đây các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng tại Đa khoa Phượng Đỏ đã chia sẻ cách phân biệt từng loại áp - xe quanh hậu môn...

Những loại áp – xe quanh hậu môn thường gặp

Có 4 loại apxe hậu môn thường gặp

  Theo các bác sĩ Đa khoa Phượng Đỏ chuyên khoa hậu môn – trực tràng, có 4 loại áp - xe hậu môn thường gặp và đối với mỗi loại sẽ có những triệu chứng điển hình dễ nhận thấy như:  

 

LOẠI APXE

 

TRIỆU CHỨNG
Áp - xe dưới da và niêm mạc

 - Ổ áp - xe nằm dưới da hoặc dưới niêm mạc ống hậu môn và dưới đường lược trong cơ thắt.

 - Đây là dạng ápxe quanh hậu môn thường gặp nhất với tỷ lệ 50-60% bệnh nhân bị dạng áp - xe này.

 - Bệnh nhân thường bị đau đớn dữ dội ở lỗ hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện, việc đi lại cũng khá khó khăn.

 - Da vùng hậu môn bị tấy đỏ, khối ápxe căng phồng dưới đường lược. Khi sờ tay vào vùng áp - xe, bệnh nhân cảm thấy đau nhói, khối sưng mềm, da nóng.

 

Áp - xe giữa các lớp cơ trong thành trực tràng

 - Tình trạng nhiễm trùng ở các hốc tuyến vùng hậu môn lan lên trên qua lớp niêm mạc và giữa các lớp cơ của thành trực tràng.

 - Trong thành trực tràng có khối phồng mềm, ấn vào đau, bệnh nhân thường bị sốt cao toàn thân.

 

Áp - xe hố ngồi trực tràng

 - Tổn thương áp - xe rộng với ổ mủ xuất phát từ hố ngồi trực tràng lan sang các tổ chức xung quanh.

 - Có khoảng 20 – 35% bệnh nhân bị bệnh ápxe hố ngồi trực tràng.

 - Ổ áp – xe có thể lan sang phía đối diện thành “áp – xe hình móng ngựa”. Vùng hố ngồi trực tràng bị đau tức khiến bệnh nhân không dám ngồi, mông bị phù nề, da vùng bệnh tấy đỏ, sốt cao.

 

Áp - xe chậu hông trực tràng

 - Ổ áp - xe nằm trên cơ nâng hậu môn, thường do viêm nhiễm tiểu khung.

 - Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng chậu hông, tổn thương nhiễm khuẩn nặng, đại tiểu tiện khó khăn.

 - Vùng hạ vị căng, đau nên bệnh áp – xe chậu hông trực tràng dễ bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa.

 

Biện pháp hỗ trợ điều trị từng loại áp – xe quanh hậu môn

  Tùy vào từng loại áp - xe quanh hậu môn mà có những cách chữa trị khác nhau. Các bác sĩ Đa khoa Phượng Đỏ gợi ý:

 ✜ Dùng kháng sinh đặc trị :

  Kháng sinh đặc trị được các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng của Đa khoa Phượng Đỏ kê đơn nhằm hạn chế nhiễm trùng, giảm đau, hỗ trợ điều trị áp – xe quanh hậu môn.

Cần gặp bác sĩ ngay khi thấy các dấu hiệu cuả apxe hậu môn

 ✜ Kỹ thuật dẫn lưu mủ :

  ➣ Áp – xe dưới da và niêm mạc: Trong một số trường hợp, áp – xe dưới da và niêm mạc có thể tự vỡ và khỏi nhưng dễ dẫn đến rò hậu môn nên cần làm thủ thuật dẫn lưu mủ. Vì ổ áp – xe dưới da và niêm mạc rất nông nên các bác sĩ chỉ cần trích mủ để mủ thoát ra tự nhiên.

  ➣ Áp – xe giữa các lớp cơ trong thành trực tràng: Các bác sĩ rạch đường song song với các thớ cơ thắt trong thành trực tràng để giúp mủ thoát ra ngoài. Nếu tổn thương có nhiều ngóc ngách, cần phá vỡ vách ngăn để mở toang ngóc ngách giúp mủ thoát ra tối đa.

  ➣ Áp – xe hố ngồi trực tràng và áp - xe chậu hông trực tràng: Tổn thương ở rất sâu nên cần dùng kềm dài đưa vào trong cơ thể để trích mủ và tiến hành đặt ống lưu dẫn hoặc băng gạc chuyên dụng để mủ thoát ra ngoài.

  Đa khoa Phượng Đỏ quy tụ những bác sĩ có chuyên môn cao với hơn 15 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh hậu môn – trực tràng như áp – xe hậu môn, rò hậu môn, trĩ… nên hứa hẹn sẽ đem đến kết quả điều trị tốt nhất với bệnh nhân bị áp - xe hậu môn.

  Hãy quan tâm đến những triệu chứng cụ thể từng loại áp - xe quanh hậu môn để nắm rõ các thông tin về căn bệnh nguy hiểm này và đến các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn – trực tràng như Đa khoa Phượng Đỏ để khám chữa bệnh cụ thể. Nếu còn thắc mắc, lo lắng, hãy click chuột vào bảng tư vấn phía dưới để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.