Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu
Những điều cần biết về bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu ở nam giới
Ngày đăng: Thứ Sáu, 17/07/2017 02:07
Rất nhiều người thường cho rằng, nhiễm khuẩn đường tiểu là căn bệnh chỉ gặp ở nữ giới. Tuy nhiên, đây là bộ phận đều có ở cả nam lẫn nữ nên các quý ông cũng không loại trừ khả năng mắc căn bệnh này. Nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời, chúng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản và tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây là những kiến thức cơ bản cần biết về căn bệnh này.
Nhiễm khuẩn đường tiểu là gì ?
Đường tiểu hay còn gọi là đường tiết niệu gồm có thận, hai ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu đạo. Chức năng chính của chúng là hoạt động như một bộ máy lọc cho cơ thể, đào thải các chất thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Bình thường nước tiểu sẽ vô trùng ( tức là vi khuẩn sẽ không nhập được) nhưng vì một số lý do nào đó làm vi khuẩn từ bên ngoài qua đường niệu đạo xâm nhập vào đường nước tiểu và phát triển tại đây gây nên tình trạng viêm nhiễm khuẩn đường tiểu hay viêm đường tiết niệu. Bệnh có thể chia ra 3 dạng viêm nhiễm như:
✿ Viêm bể thận: Là dạng nhiễm trùng ở thận , xảy ra khi nhiễm khuẩn lan từ bàng quang tới thận và niệu quản gây nên hiện tượng bỏng rát khi đi tiểu và có thể có mủ đi kèm
✿ Viêm bàng quang: Đây là loại nhiễm trùng đường tiết niệu thường hay gặp ở nữ giới, biểu hiện của bệnh là đau tức ở bụng dưới, nước tiểu có mùi rất khai và đôi khi kèm máu trong nước tiểu.
✿ Viêm bể thận- bể thận cấp: Cần phân biệt với viêm cầu thận, nguyên nhân ở dạng này là do vi khuẩn ngược dòng từ bàng quang họ do từ máu trú ẩn ở bàng quang gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiểu và tác hại của nó
Nhiễm trùng đường tiểu do nhiều nguyên nhân gây ra
✜ Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu là rất đa dạng nhưng chủ yếu là do vi khuẩn. Một số vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu như vi khuẩn E.coli, Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus… Ngoài ra một số người bị nhiễm khuẩn đường tiểu do nấm.
✜ Con đường lây nhiễm có thể do chúng ta vệ sinh không tốt, vi khuẩn có thể lây lan từ hậu môn sang đường sinh dục và gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Đặc biệt là đối tượng nữ giới, do đặc thù như đóng băng vệ sinh, dịch âm đạo, cửa niệu đạo mở thông nên dễ dàng bị viêm nhiễm. Nam giới thì vi khuẩn không thể xâm nhập bằng cách này nhưng nếu bao quy đầu không được vệ sinh thì cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiểu.
✜ Ngoài ra, nguyên nhân còn do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chẳng hạn như vi khuẩn lậu, vi khuẩn giang mai. Nó lây lan rất nhanh thông qua hoạt động tình dục không an toàn.
Nhiễm khuẩn đường tiểu nếu không được hỗ trợ chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống người bệnh. Một số nguy hại của bệnh có thể kể đến như:
✿ Suy giảm chất lượng tình dục: Một số trường hợp viêm nhiễm lây lan ra bộ phận sinh dục gây đau, sưng ở dương vật, đồng thời có triệu chứng tiểu nhiều, tiểu buốt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như hạnh phúc gia đình.
✿ Nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khác: Nhiễm khuẩn tiểu không được phát hiện và hỗ trợ chữa trị sớm sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống bài tiết và gây các bệnh viêm nhiễm ở niệu đạo, ống dẫn tinh, tinh hoàn, bàng quang…
✿ Suy thận mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây viêm nhiễm ngược dòng, dẫn đến suy thận mãn tính, có thể gây tử vong cho người bệnh.
✿ Nguy cơ gây vô sinh rất cao: Tình trạng viêm nhiễm lây lan đến các bộ phận tuyến tiền liệt, tinh hoàn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng ,lâu dần có thể dẫn đến vô sinh.
Đa khoa Phượng Đỏ- Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu
Các bác sĩ đa khoa Phượng Đỏ cho biết, không có một biện pháp hỗ trợ điều trị cố định nào cho nhiễm khuẩn đường tiểu. Tùy thuộc vào nguyên nhân, hiện trạng bệnh của từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị khác nhau.
✿ Khi hỗ trợ điều trị, bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể khỏi trong vài ngày nhưng hỗ trợ điều trị cần khoảng 10 – 15 ngày đề phòng viêm thận bể thận. Nhiễm trùng đường tiểu tái diễn 3 hoặc nhiều lần trong 1 năm có thể hỗ trợ điều trị kéo dài đến 6 tháng đôi khi đến cả 2 năm.
✿ Đối với nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng, xảy ra khi khoẻ mạnh, bác sĩ có thể đề nghị liệu trình hỗ trợ điều trị ngắn ngày hơn, như dùng kháng sinh trong 3 ngày. Nhưng liệu trình ngắn ngày có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào những triệu chứng và tiền sử bệnh tật riêng của người bệnh.
Tới bác sĩ để được đưa ra biện pháp hỗ trợ chữa trị kịp thời
✿ Nhiễm khuẩn đường tiểu do bất thường giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu thì cần phải phẫu thuật.
✿ Nếu bị nhiễm khuẩn đường tiểu do tái phát, bác sĩ có thể đề nghị liệu trình kháng sinh dài hơn hoặc là chuyển đến chuyên khoa tiết niệu hoặc khoa thận để đánh giá xem liệu những bất thường của đường tiết niệu có phải là nguyên nhân gây bệnh không.
✿ Đối với trường hợp bệnh nặng, có thể phải nhập viện và hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Khi tái phát xảy ra thường xuyên hoặc nhiễm khuẩn thận trở nên mạn tính, cần khám tiết niệu vì có thể phải hỗ trợ điều trị tổn thương thực thể gây ra bệnh.
Như vậy, để biết được bản thân cần được thực hiện hỗ trợ điều trị như thế nào, hãy nhấn vào tư vấn trực tuyến dưới đây, hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại (0225) 8831 239 để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp cụ thể.