Viêm đường tiết niệu – những điều cần lưu ý

Ngày đăng: Thứ Tư, 09/11/2017 03:11

* Nguyên nhân gây bệnh:

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh viêm đường tiết niệu, trong đó 70-75% trường hợp là do nhiễm khuẩn, vi khuẩn hay gặp nhất là E.coli – loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột. Vệ sinh không tốt chính là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn sang đường tiểu, gây viêm đường tiết niệu. Ở nam giới, tuy vi khuẩn khó xâm nhập hơn ở nữ giới nhưng khi bao quy đầu không được vệ sinh cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Mặt khác, với những người quan hệ tình dục không an toàn thì vi khuẩn lậu, giang mai… chính là thủ phạm gây viêm đường tiết niệu và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khác.

Ngoài ra, theo Đông y thì khi quá hàn hay quá nhiệt cũng là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu. Điều nay giải thích vì sao, vào mùa hè nóng hay mùa khô hanh thì tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn mọi mùa trong năm.

* Triệu chứng nhiều, biến chứng cũng không ít: 

Nhắc tới viêm đường tiết niệu, có lẽ tiểu buốt, tiểu rắt là những triệu chứng ám ảnh nhất. Cảm giác "buốt lên tận óc", khó chịu khổ sở mỗi khi đi tiểu khiến cho người bệnh chỉ muốn hỗ trợ điều trị càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, những triệu chứng khác như sốt cao âm ỉ, tạo thành cơn và kéo dài trên 5 ngày, hay đau bụng phần dưới thắt lưng, dưới rốn… cũng là những dấu hiệu cơ bản của bệnh viêm đường tiết niệu. Đối với trường hợp nặng, sẽ xuất hiện tiểu ra mủ do viêm nhiễm quá nặng và tiểu ra máu do bề mặt niêm mạc đường tiết niệu bị tổn thương.

Do viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới các biến chứng bất ngờ nên theo các chuyên gia y tế, cần hỗ trợ điều trị bệnh trong vòng 24 giờ khi các triệu chứng xuất hiện bởi khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ sản sinh rất nhanh, xâm nhập vào bàng quang, gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, và gây những hậu quả nặng nề.

* Kháng sinh liệu đã đủ?

Hiện nay, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hầu như mọi người đều nghĩ đến kháng sinh. Tuy nhiên, do chỉ có 70-75% nguyên nhân viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn, nên kháng sinh sẽ không thể giải quyết được 100% nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, thói quen sử dụng kháng sinh không đủ liều, thấy đỡ là không uống tiếp cũng chính là nguyên nhân gây tái phát bệnh. Khi đó, vòng luẩn quẩn: viêm đường tiết niệu – kháng sinh – viêm đường tiết niệu – kháng sinh nặng hơn- viêm đường tiết niệu…. sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng tới các cân bằng khác trong cơ thể.

* “Thông bất thống, thống bất thông”

Để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu, cần dựa trên hai nguyên tắc chính: làm thông đường tiết niệu để giải quyết nhanh cảm giác khó chịu của tiểu buốt, tiểu rắt, sau đó tiêu diệt và đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể.